Xử Lý Hồ Sơ Môi Trường

Xử Lý Hồ Sơ Môi Trường

Lời đầu tiên, Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Việt Envi xin chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến Công ty chúng tôi, tập thể công ty Việt Envi gửi lời chào trân trọng nhất cùng lời chúc sức khỏe đến Quý khách hàng.

Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, phát triển và hội nhập cùng thế giới. Bên cạnh những thành tựu về phát triển kinh tế – xã hội, khoa học và kỹ thuật, Việt Nam cũng không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường.

Công ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Việt Envi ra đời với mong muốn góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia xanh, sạch, thân thiện và đồng hành cùng công cuộc phát triển bền vững của đất nước.

Là một trong những công ty hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực xử lý ô nhiễm môi trường. Là 1 đối tác tin cậy của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước. Với kinh nghiệm và bí quyết đã thực hiện hàng trăm dự án lớn nhỏ về tư vấn các hồ sơ môi trường và xử lý nước thải cho doanh nghiệp. Môi Trường Việt Envi tự tin mang đến cho khách hàng những phương án xử lý môi trường hiệu quả và kinh tế nhất.

Với đội ngũ nhân viên hùng hậu, trình độ đại học và sau đại học được đào tạo chính qui về công nghệ môi trường tại các trường đại học trong và ngoài nước, Việt Envi sẽ mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm tốt nhất và bền vững lâu dài.

Việt Envi luôn lỗ lực không ngừng để ngày một hoàn thiện với mong muốn cung cấp cho quý khách hàng dịch vụ trọn gói về các dịch vụ môi trường cho doanh nghiệp.

Dịch vụ tư vấn môi trường của Việt Envi:

  • Tư vấn lập hồ sơ báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường
  • Tư vấn lập kế hoạch bảo vệ môi trường
  • Tư vấn lập hồ sơ đề án bảo vệ môi trường chi tiết/ đề án bảo vệ môi trường đơn giản
  • Tư vấn lập Báo cáo giám sát môi trường
  • Xin giấy phép khai thác nước ngầm, nước mặt
  • Xin giấy phép xả thải vào nguồn nước
  • Đăng ký sổ chủ nguồn thải nguy hại
  • Báo cáo quản lý chất thải nguy hại
  • Báo cáo hoàn thành ĐTM /đề án chi tiết.
  • Tư vấn huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

Tư vấn kiểm định máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt

Chắc hẳn sau khi nghe tên các hồ sơ môi trường Quý Khách hàng sẽ không khỏi thắc mắc: tại sao phải làm hồ sơ môi trường ? một doanh nghiệp có phải làm tất cả các hồ sơ đó không? Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là gì? Đề án bảo vệ môi trường là gì?…các hồ sơ đó quy định trong thông tư nghị định nào? Giá cả các hồ sơ bao nhiêu? Có phải làm thường xuyên không ?… Trong bài viết này Việt Envi sẽ giải quyết hết các thắc mắc đó cho quý khách hàng để quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về các vấn đề xử lý hồ sơ môi trường của một doanh nghiệp, hồ sơ nào cần làm và làm vào thời gian nào. Tất cả sẽ được Việt Envi đúc kết trong bài viết này.

Chi tiết các giai đoạn được thể hiện như sau:


Sau đây sẽ là chi tiết về các quy định làm từng hồ sơ môi trường được Việt Envi đúc kết:

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (DTM)

ĐTM là gì?

Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế – xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường.

ĐỐI TƯỢNG PHẢI LẬP ĐTM

  • Các đối tượng có QUY MÔ LỚN công suất sản phẩm, quy mô dự án quy định tại Phụ lục II của Nghị định 18/2015/NĐ-CP
  • Các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất, nhà máy sản xuất công suất lớn, các dự án về chăn nuôi, trồng trọt, khu du lịch, sân golf, Khu dân cư đô thị, trung tâm thương mại, khách sạn, bệnh viện, trường học…

THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐTM:

  • Lập trước khi dự án xây dựng và đi vào hoạt động.
  • Chỉ lập một lần duy nhất và chỉ lập lại trong các trường hợp sau:
  1. Thay đổi địa điểm thực hiện dự án
  2. Không triển khai thực hiện dự án trong thời gian ba mươi sáu (36) tháng, kể từ thời điểm ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  3. Thay đổi quy mô, công suất hoặc công nghệ làm gia tăng mức độ tác động xấu đến môi trường hoặc phạm vi chịu tác động do những thay đổi này gây ra.

CÁC BƯỚC LẬP ĐTM

Bước 1: Khảo sát thu thập số liệu

Bước 2: Thu mẫu nước, mẫu không khí, mẫu đất tại khu vực dự án và phân tích tại phòng thí nghiệm.

Bước 3: viết hồ sơ trình chủ đầu tư ký

Bước 4: Nộp hồ sơ tại Sở Tài Nguyên Môi trường

Bước 5: Họp hội đồng thẩm định

Bước 6: Chỉnh sửa hồ sơ theo ý kiến hội đồng thẩm định và hoàn thành hồ sơ

NHỮNG THÔNG TƯ, NGHỊ ĐỊNH ÁP DỤNG

  • Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13
  • Nghị định Nghị định 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • Thông tư 27/2015/TT-BTNMT – Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch

KINH PHÍ DỰ KIẾN LẬP ĐTM

  • Tùy vào quy mô dự án và tính chất của dự án mà Việt Envi đưa ra mức giá phù hợp.
  • Thông thường phí Lập DTM giao động từ: 50.000.000 VNĐ đến 100.000.000 VNĐ.

2.KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Kế hoạch BVMT là gì?

  • Là hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp đối với cơ quan môi trường.
  • Là kết quả của quá trình phân tích, đánh giá dự báo các ảnh hưởng đến môi trường của dự án trong giai đoạn thực hiện và hoạt động của dự án. Từ đó đề xuất các giải pháp kế hoạch thích hợp để bảo vệ môi trường.

ĐỐI TƯỢNG PHẢI LẬP KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ CÓ QUY MÔ VỪA VÀ NHỎ không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP .

THỜI GIAN THỰC HIỆN

  • Lập trước khi dự án xây dựng và đi vào hoạt động.
  • Chỉ lập 1 lần duy nhất trong suốt quá trình hoạt động và phải lập lại hồ sơ trong trường hợp sau:

+ Không triển khai thực hiện trong thời hạn 36 tháng

+ Thay đổi địa điểm thực hiện

+ Thay đổi quy mô, công suất hoặc công nghệ làm gia tăng mức độ tác động xấu đến môi trường hoặc phạm vi chịu tác động do những thay đổi này gây ra.

CÁC BƯỚC LẬP KẾ HỒ SƠ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

  • Khảo sát, thu thập tài liệu
  • Viết hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường
  • Trình nộp hồ sơ tới UBND cấp Quận/huyện (Phòng Tài Nguyên Môi trường)
  • Chờ Phòng môi trường đi kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp
  • Duyệt hồ sơ

NHỮNG THÔNG TƯ, NGHỊ ĐỊNH ÁP DỤNG

Áp dụng theo các Thông tư nghị định quy định về lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

KINH PHÍ DỰ KIẾN LẬP KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Thông thường phí Lập hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trường giao động từ: 6.000.000 VNĐ đến 10.000.000 VNĐ (nếu quy mô cấp Phòng), từ 12.000.000 VNĐ -19.000.000 VNĐ nếu quy mô cấp Sở.

3. ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (CHI TIẾT & ĐƠN GIẢN)

Đề án BVMT là gì?

Đề án bảo vệ môi trường là một loại thủ tục pháp lý mà các doanh nghiệp phải lập theo quy định của pháp luật. Trong quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp chưa có giấy xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hay giấy cam kết bảo vệ môi trường hoặc quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM) thì tùy thuộc vào quy mô, loại hình dự án mà các doanh nghiệp phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết hay đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
Đối tượng phải thực hiện

ĐỐI TƯỢNG PHẢI LẬP ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Các doanh nghiệp sản xuất, thương mại dịch vụ, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, nhà máy, bệnh viện, khách sạn, các nhà máy, nhà xưởng,… đã đi vào hoạt động mà không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.

PHÂN BIỆT ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT VÀ ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN

ĐỀ ÁN CHI TIẾT ĐỀ ÁN ĐƠN GIẢN
1. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG Các đối tượng có công suất sản phẩm, quy mô LỚN, dự án quy định tại Phụ lục II của Nghị định 18/2015/NĐ-CP Các đối tượng có công suất sản phẩm, quy mô VỪA VÀ NHỎ dự án KHÔNG THUỘC Phụ lục II của Nghị định 18/2015/NĐ-CP
2, CƠ QUAN THỤ LÝ BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG/SỞ TNMT Sở TNMT/UBND Quận, huyện

THỜI GIAN THỰC HIỆN

  • Đề án bảo vệ môi trường chỉ áp dụng được với các cơ sở hoạt động trước ngày 1/4/2015.
  • Đề án bảo vệ môi trường được thực hiện 01 lần duy nhất trong suốt quá trình hoạt động và chỉ phải lập lại trong trường hợp:

+ Thay đổi địa điểm thực hiện
+Thay đổi quy mô, công suất hoặc công nghệ làm gia tăng mức độ tác động xấu đến môi trường hoặc phạm vi chịu tác động do những thay đổi này gây ra.

CÁC BƯỚC LẬP HỒ SƠ ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
  • Khảo sát, thu thập tài liệu
  • Lấy mẫu nước, không khí, khí thải tại doanh nghiệp đang hoạt động để có cơ sở đánh giá thực tế.
  • Viết hồ sơ đề án bảo vệ môi trường
  • Trình nộp hồ sơ tới cơ quan thụ lý
  • Chờ cơ quan thụ lý đi kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp
  • Duyệt hồ sơ

NHỮNG THÔNG TƯ, NGHỊ ĐỊNH ÁP DỤNG

TT Số: 26/2015/TT-BTNMT Quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản

KINH PHÍ DỰ KIẾN LẬP ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

  • Thông thường phí Đề án bảo vệ môi trường đơn giản giao động từ: 8.000.000 VNĐ đến 12.000.000 VNĐ (nếu quy mô cấp Phòng), từ 12.000.000 VNĐ -19.000.000 VNĐ nếu quy mô cấp Sở.
  • Đối với đề án bảo vệ môi trường chi tiết: Kinh phí dự kiến khoảng: 40.000.000 VNĐ – 50.000.000 VNĐ (tùy thuộc vào số lượng mẫu cần lấy tại doanh nghiệp)

4. BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ

ĐỐI TƯỢNG LẬP BCGS

Tất cả các doanh nghiệp đã có giấy xác nhận cam kết/ kế hoạch bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường, giấy phê duyệt Đánh giá tác động môi trường… hoặc các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động trong các ngành sản xuất, kinh doanh đều phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ, tối thiểu 06 tháng/lần hay 03 tháng/lần.

TẦN XUẤT THỰC HIỆN

+ Tần xuất quan trắc:

Cơ sở có quy mô tương đương đối với đối tượng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP thực hiện quan trắc 01 lần/ 03 tháng;
Cơ sở có quy mô tương đương với đối tượng quy định tại Phụ lục 5.1 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT thực hiện quan trắc 01 lần/ 06 tháng;
Cơ sở có quy mô tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 32 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT thực hiện quan trắc 01 lần/01 năm.

+ Tần xuất báo cáo:

Cơ sở có quy mô tương đương với đối tượng quy định tại Phụ lục 5.1 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT thực hiện báo cáo 6 tháng/lần vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm.
Cơ sở có quy mô tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 32 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT thực hiện báo cáo 1 năm /lần vào tháng 12.

CÁC NƯỚC LẬP BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ

  • Khảo sát, thu thập tài liệu
  • Đo mẫu tại hiện trường (nước thải, không khí, khí thải)
  • Viết báo cáo và in báo cáo
  • Chủ đầu tư ký báo cáo
  • Nộp báo cáo tại cơ quan nhà nước.

NHỮNG THÔNG TƯ, NGHỊ ĐỊNH ÁP DỤNG

  • Nghị định 18/2015/NĐ-CPcó hiệu lực ngày 01/4/2015
  • Nội dung “Chương trình quản lý và giám sát môi trường”của Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc “Bản kế hoạch bảo vệ môi trường” hoặc “Đề án bảo vệ môi trường” hoặc “Bản đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường”, để xác định vị trí, số mẫu cần đo đạc giám sát.
  • Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

5. XIN GIẤY PHÉP KHAI THÁC NƯỚC NGẦM

ĐỐI TƯỢNG PHẢI XIN GIẤY PHÉP

Các tổ chức, cá nhân khai thác nước ngầm từ 10m3/ngày trở lên.

THỜI HẠN GIẤY PHÉP

  • Thời hạn tối đa là mười (10) năm, tối thiểu là ba (03) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02) năm, tối đa là năm (05) năm;
  • Chú ý: chỉ được gia hạn khi Giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất chín mươi (90) ngày. Quá hạn thì làm mới.
  • Một số khu vực không cấp phép khai thác nước ngầm (thường là các khu vực trong thành phố)

THÔNG TƯ NGHỊ ĐỊNH ÁP DỤNG

  • Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012
  • Nghị định: 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật Tài Nguyên nước
  • TT: 27 /2014/TT-BTNMT Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất,mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

  • Xác định địa điểm, công suất khu vực cần khai thác.
  • Khảo sát, thu thập số liệu, địa hình, địa mạo, điều kiện địa lý, khí hậu thủy văn
  • Xác định điều kiện kinh tế xã hội môi trường tại khu vực khai thác
  • Xác định thông số về các đặc điểm địa chất, thủy văn gây ảnh hưởng đến khai thác nước ngầm.
  • Thu mẫu nước phân tích tại phòng thí nghiệm.
  • Xác định cấu trúc giếng và trữ lượng nước.
  • Lập bản đồ khu vực và vị trí công trình theo tỉ lệ 1/50.000 đến 1/25.000 theo tọa độ VN 2000.
  • Tính toán dự báo mức nước hạ thấp.
  • Tính toán giá thành vận hành và hiệu quả kinh tế.
  • Lập thiết đồ giếng khoan khai thác nước.hồ sơ xử lý môi trường
  • Hoàn tất hồ sơ xin cấp phép khai thác nước ngầm.
  • Nộp hồ sơ xử lý môi trường cho cơ quan quản lý môi trường tùy thuộc vào công suất khai thác nước ngầm của cơ sở sản xuất, kinh doanh.

 6 .XIN GIẤY PHÉP XẢ THẢI

ĐỐI TƯỢNG PHẢI XIN GIẤY PHÉP

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch v (khu công nghiệp, nhà máy, nhà xưởng, khu đô thị, tòa nhà văn phòng, trung tâm y tế, bệnh viện, khách sạn, khu vui chơi giải trí… có xả nước thải vào nguồn nước với công suất >= 5 m3/ngày đêm.)

THỜI HẠN GIẤY PHÉP

  • Thời hạn tối đa :(10) năm, tối thiểu là ba (03) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02) năm, tối đa là năm (05) năm.
  • Chú ý: chỉ được gia hạn khi Giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất chín mươi (90) ngày. Quá hạn thì làm mới.

THÔNG TƯ NGHỊ ĐỊNH ÁP DỤNG

  • Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012
  • Nghị định: 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật Tài Nguyên nước
  • TT: 27 /2014/TT-BTNMT Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất,mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

  • Khảo sát, thu thập số liệu về công nghệ sản xuất của doanh nghiệp
  • Xác định nhu cầu sử dụng nước và xả nước.
  • Xác định đặc trưng nguồn nước thải, hệ thống xử lý nước thải hiện hữu.
  • Thu mẫu nước thải đầu vào và đầu ra của Công ty và phân tích tại phòng thí nghiệm
  • Mô tả công trình xử lý nước thải: phương thức xả thải, chế độ xả thải, lưu lượng xả thải,…
  • Tiếp cận, thu thập, thống kê, lấy mẫu nước thải, mô tả các Doanh nghiệp lân cận thải cùng ra 1 nguồn tiếp nhận (trong bán kính 1 km đối với nguồn xả thải)
  • Xác định đặc trưng nguồn tiếp nhận nước thải (sông, suối, kênh, rạch tiếp nhận nước thải): chế độ thủy văn.
  • Đánh giá về hoạt động liên quan đến nguồn tiếp nhận: đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội.
  • Lấy mẫu nước tại kênh, rạch dẫn nước thải (nguồn tiếp nhận trực tiếp) tại các vị trí khác nhau và phân tích tại phòng thí nghiệm.
  • Lấy mẫu nước tại sông (nguồn tiếp nhận cuối cùng) tại các vị trí khác nhau và theo chế độ thủy văn của dòng nước, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm
  • Đánh giá chất lượng, khả năng tiếp nhận của nguồn tiếp nhận nước thải.
  • Đánh giá tác động việc xả thải của Doanh nghiệp vào nguồn nước.
  • Lập bản đồ vị trí xả nước thải vào nguồn nước tỷ lệ 1/10.000.
  • Lập các sơ đồ khảo sát, lấy mẫu.
  • Lập hội đồng thẩm định và Phê duyệt lập hồ sơ xả thải.

7. SỔ CHỦ NGUỒN THẢI CHẤT THẢI NGUY HẠI

ĐỐI TƯỢNG PHẢI ĐĂNG KÝ SCNT

Các tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh Chất thải nguy hại > 600kg/năm, quy định tại thông tư 36/2015/TT-BTNMT.

TẦN XUẤT THỰC HIỆN

Chỉ lập hồ sơ xin đăng ký chủ nguồn thải một lần duy nhất, và chỉ đăng ký lại trong trường hợp bổ sung thêm cơ sở phát sinh.

THÔNG TƯ NGHỊ ĐỊNH LIÊN QUAN

  • Nghị định 38/2015/NĐ-CP – Về quản lý chất thải và phế liệu.
  • Thông tư 36/2015/TT-BTNMT – Quy định về quản lý chất thải nguy hại.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:

  • Xác định chủng loại, khối lượng nguyên liệu sản xuất.
  • Xác định nguồn và khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất của Doanh nghiệp.
  • Xác định nguồn và khối lượng phát sinh của các loại chất thải khác.
  • Xác định mã đăng ký của các loại chất thải.
  • Soạn công văn, lập thủ tục, hồ sơ Đăng ký chủ nguồn thải cho Doanh nghiệp.
  • Trình nộp Sở tài nguyên và môi trường.

8. BÁO CÁO HOÀN THÀNH ĐTM/ĐỀ ÁN BVMT

ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN
Các dự án có quy mô quy định tại Cột 4 trong bảng Phụ lục II các dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.

TẦN XUẤT THỰC HIỆN

Thực hiện một lần duy nhất khi hoàn thành xong các công trình bảo vệ môi trường.

THÔNG TƯ NGHỊ ĐỊNH LIÊN QUAN

Nghị định số 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

  • Thu thập thông tin
  • Lấy mẫu đo môi trường không khí, khí thải, nước thải
  • Viết hồ sơ
  • In ấn và trình nộp hồ sơ đến Sở Tài Nguyên và Môi trường
  • Sở Tài nguyên và Môi trường đi kiểm tra thực tế các công trình bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, lấy mẫu thực tế.
  • Ý kiến của Sở Tài Nguyên và Môi trường về hồ sơ
  • Hoàn thành hồ sơ.

Khi quý khách hàng thực hiện xong hồ sơ hoàn thành ĐTM/ Đề án (Xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường) thì Quý Công ty đã hoàn thành đầy đủ các thủ tục về môi trường của Doanh nghiệp mình.

9. HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

KHÁI NIỆM VỀ ATVSLĐ

An Toàn lao động là: là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.

Vệ sinh lao động: là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.

ĐỐI TƯỢNG PHẢI THỰC HIỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

Doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động.

LỚP HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG HUẤN LUYỆN ATLĐ – VSLĐ

Chia làm 06 nhóm:

+ Nhóm 1: người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động. Bao gồm:

a, Giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp; người đứng đầu và cấp phó các chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp; người phụ trách công tác hành chính, nhân sự; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
b) Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã; chủ hộ kinh doanh cá thể; chủ hộ gia đình có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;
c) Thủ trưởng và cấp phó: các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị thuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân; tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động

+ Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:

a) Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở;
b) Người làm công tác quản lý kiêm phụ trách công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động.

+ Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc danh mục công việc có yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã hội ban hành.

+ Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm theo quy định tại các Khoản 1,2,3 và 5 của điều 17 tại Nghị Định 44/2016/NĐ – CP. Bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.

+ Nhóm 5: Người làm công tác y tế

+ Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại điều 74 Luật An toàn vệ sinh lao động.

TẦN XUẤT THỰC HIỆN VIỆC HUẤN LUYỆN:

  • Cấp giấy chứng nhận huấn luyện nhóm 1,2,5,6 (có thời hạn 1 năm)
  • Cấp thẻ an toàn: nhóm 3
  • Ghi kết quả huấn luyện vào sổ theo dõi
  • Cấp chứng chỉ chuyên ngành chuyên môn YTLD: cấp cho người được huấn luyện, tổ chức huấn luyện nhóm 5 hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền cấp GCN huấn luyện, thẻ an toàn có thời hạn 2 năm, chứng chỉ nguyên ngành chuyên môn YTLĐ có thời hạn 5 năm.

Việt Envi luôn cố gắng để đem đến cho quý khách hàng những dịch vụ tốt nhất trong lĩnh vực quản lý môi trường cho doanh nghiệp. Đội ngũ nhân viên tư vấn môi trường chuyên nghiệp của Việt Envi luôn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp về mọi vấn đề môi trường như:

  • Tư vấn miễn phí các thủ tục hồ sơ môi trường
  • Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp đoàn kiểm tra của cơ quan nhà nước về môi trường
  • Hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những yêu cầu của đoàn kiểm tra môi trường.
  • Luôn cập nhật những quy định mới nhất về môi trường cho doanh nghiệp.

Quý khách hàng quan tâm đến vấn đề quản lý môi trường của doanh nghiệp, quý khách hàng muốn yên tâm kinh doanh sản xuất và không lo đến vấn đề xử phạt của cơ quan nhà nước về vấn đề môi trường, đừng ngần ngại hãy liên hệ với Việt Envi, chúng tôi luôn sẵn sàng có mặt tại Quý Doanh nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian nhanh nhất.

Mọi thắc mắc về vấn đề quản lý môi trường doanh nghiệp, Quý khách vui lòng liên hệ với Việt Envi để được hỗ trợ tốt nhất. Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT ENVI

ĐC: Lầu 3 Nhà Việt, 402 Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Phú Nhuận, Tp.HCM

Email: moitruongviet.envi@gmail.com

Điện thoại: 08 626 55616

Hotline: 0917 932 786


Rate this post